Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trường THPT Nguyễn Huệ

Sáng kiến kinh nghiem - Nguyễn Thị Thuỷ

Vận dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên Nguyễn Thị Thuỷ Giáo viên Địa lí trường THPT Nguyễn Huệ Với những vần thơ nhẹ nhàng của thể thơ lục bát, cô Nguyễn Thị Thuỷ, giáo viên Địa lí trường THPT Nguyễn Huệ, TP Vũng Tàu đã đưa đến một cách tiếp cận kiến thức mới cho các em học sinh lớp 12. Các lý thuyết dài dòng, khô cứng khi được “trang bị” thêm vần điệu sẽ trở nên được “mềm hóa”, học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn, tạo ra một tiết học đầy hứng khởi và say mê. Với chuyên đề “Vận dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên” đã được công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, năm học 2019 – 2020.

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020

VẬN DỤNG THƠ CA TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 CHO HỌC SINH BAN KHTN

Thực hiện NGUYỄN THỊ THUỶ, Giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ

 

CHƯƠNG 1:  CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.

Bản thân từng là một học sinh rất yêu thích môn Địa lí, tôi trở thành giáo viên dạy Địa lí với niềm đam mê và hy vọng sẽ thổi tình yêu đó vào các thế hệ học trò mà mình giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Địa lí bị coi là  môn học thuộc, khó, khô. Quan niệm của phụ huynh, xã hội, vị trí trong nhà trường, nhu cầu xã hội… đã biến nó thành môn “phụ” trong quan niệm của rất nhiều học sinh. Vì vậy để có được tình cảm của học sinh trong môn học không phải dễ,  người giáo viên dạy Địa lí trước hết phải yêu Địa lí, yêu trò và không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. Là một giáo viên Địa lí trẻ, trong nhiều năm, tôi đã nỗ lực tìm kiếm, học hỏi, ứng dụng nhiều phương pháp dạy học mới nhằm khơi dậy sự hứng thú và tình yêu của học sinh đối với môn học, nhằm kích thích trí tò mò, tăng cường năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo của học sinh, thay đổi không khí tiết học... Đồng thời thực hiện chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó ưu tiên phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

Học sinh vốn không “mặn mà” với môn Địa lí. Với học sinh lớp 12 ban khoa học tự nhiên lại càng không mấy quan tâm hơn. Thêm nữa, các kiến thức Địa lí trong chương trình lớp 12 thường nặng, dài dòng và khô khan; nhất là phần kiến thức về Địa lí tự nhiên của học kì I. Trong các giờ học Địa lí, các em thường học theo kiểu đối phó và khá thụ động. Trước thực trạng đó, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở  để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhằm tạo hứng thú cho HS trong các tiết học, giúp HS dễ thuộc, dễ nhớ kiến thức. Vốn có chút năng khiếu thơ văn, tôi đã nghĩ đến việc tự sáng tác thơ nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức, làm cho không khí lớp học trở nên sinh động hào hứng, vui vẻ. Các lý thuyết dài dòng, khô cứng khi được “trang bị” thêm vần điệu sẽ trở nên được “mềm hóa”, HS dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn. Khi sử dụng thơ ca trong dạy học Địa lí, tôi đã nhận được hiệu quả bất ngờ; HS tham gia tiết học đầy hứng khởi và say mê.

         Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: "Vận dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020.

Link download: /SiteFolders/thptnguyenhue/SKKN - thơ ca - Nguyễn Thi Thuy.pdf

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 579
  • Trong tuần: 1595
  • Tất cả: 423083